Trẻ nhỏ ăn trứng mỗi ngày có lợi ích gì

18:16 |
Cho Trẻ nhỏ ăn trứng mỗi ngày có lợi ích gì và nên cho trẻ nhỏ ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày thì có lợi nhất. Hôm nay bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc giúp các bạn.
cho tre an mot qua trung moi ngay va nhung loi ich bat ngo se xay ra - 1

Dinh dưỡng có trong 1 quả trứng

Nhiều năm qua trứng là thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn vì rất tốt cho sức khỏe. Cũng có nhiều thông tin cho rằng ăn trứng thường xuyên có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Thế nhưng, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều đó chưa hẳn đã đúng.
Một quả trứng chứa khoảng 185mg cholesterol. Một đứa trẻ khỏe mạnh nên nạp vào cơ thể dưới 300mg/ ngày. Vì thế, miễn là bé không hấp thụ quá mức này thì sẽ không có vấn đề gì.
Một quả trứng giống như một viên thuốc chứa nhiều vitamin. Tất cả các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong quả trứng là:
Choline: Giúp phát triển trí não, tăng khả năng thông minh
Folate: Sản sinh và duy trì số lượng hồng cầu
Sắt: Vận chuyển oxy đến các tế bào
Lutein và Zeaxanthin: Tốt cho mắt và bảo vệ mắt chống lại các tia UV có hại
Niacin: Thúc đẩy chức năng thần kinh và giúp giải phóng năng lượng
Omega-3: Tăng cholesterol trong máu
Protein: Giữ cho cơ thể khỏe mạnh
Riboflavin: Giữ cho các mô cơ thể khỏe mạnh
Vitamin A: Bảo vệ chống lại bệnh ung thư
Vitamin B12: Bảo vệ chống lại bệnh tim
Vitamin D: Giúp xương và răng khỏe mạnh
Vitamin E: Hoạt động như một chất chống oxy hóa
Kẽm: Tăng cường khả năng miễn dịch.
 cho tre an mot qua trung moi ngay va nhung loi ich bat ngo se xay ra - 2
Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 quả trứng là hợp lý. Ảnh minh họa

Những lưu ý khi cho trẻ ăn trứng

Salmonella enteritidis là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy bên trong quả trứng. Nếu ăn trứng sống có nguy cơ bị ngộ độc Salmonella. Ở người lớn, tình trạng ngộ độc này có thể tự phục hồi mà không cần điều trị nhưng đối với người già và trẻ em có hệ miễn dịch yếu nguy cơ bệnh nặng thêm là rất cao.
Cách đơn giản nhất để tránh ngộ độc Salmonella là:
- Luộc trứng chín kĩ
- Chọn những quả trứng còn nguyên vỏ, không vỡ nát
- Rửa trứng trước khi đập vỡ
- Trứng cũng giống như bất kì thực phẩm nào sẽ cực tốt nếu được ăn điều độ
Xem Thêm…

Nguyên nhân và cách xử lý Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón

01:55 |
Trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng khá phổ biến của trẻ và cũng là nỗi lo của nhiều ông bố, bà mẹ. Như trường hợp của mẹ kitty2109 trong topic: Bé sơ sinh 4 ngày rồi chưa ị hay nỗi lo của Mẹ bé bông trong topic: Bé Bị Táo Bón. Vậy làm sao để phân biệt bé bị táo bón hay không? Nguyên nhân và biện pháp để khắc phục tình trạng táo bón ở Trẻ sơ sinh như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu?
Nguyên nhân và cách xử lý Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón

Dấu hiệu Trẻ sơ sinh bị táo bón như thế nào? 


Ở Trẻ sơ sinh thì tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón sẽ không dễ để phát hiện. Do thói quen đi ngoài của mỗi bé là khác nhau. Nhưng thông thường nếu trẻ đi ngoài khoảng 3-4 ngày mới đi một lần, khi đi ngoài phân rắn, có dạng xúc xích lổn nhổn hoặc dạng viên như phân dê, trẻ phải rặn khó khăn, thậm chí bị đau thì có thể trẻ đang bị táo bón.



Tuy nhiên có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng sức khỏe vẫn tốt, phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn có một số trẻ chỉ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường la hét hoặc khóc ré lên khi đi ngoài. Hoặc có bé sẽ kháng cự không cho mẹ thay tã, la hét và quấy khóc một cách vô cớ khi mẹ cho bú.

Nguyên nhân dẫn đến Trẻ sơ sinh bị táo bón? 


- Với Trẻ sơ sinh còn bú mẹ hoàn toàn, thì nguyên nhân phổ biến khiến Trẻ sơ sinh bị táo bón là do chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ. Khi mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng, dầu mỡ, thức ăn khó tiêu sẽ là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ bị táo bón, mẹ cần thay đổi ngay khẩu phần ăn của mình để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. Hoặc có thể nguyên nhân trẻ bị táo bón là do trẻ bú không đủ no, chưa đủ để tạo thành phân.

- Trong trường hợp trẻ uống thêm sữa ngoài cũng có khả năng rất cao dẫn tới tình trạng táo bón do sữa công thức sẽ khó tiêu hóa hơn Sữa mẹ, mẹ pha sữa không đúng công thức hoặc bé không hợp với sữa đang dùng. Nếu bé nhà bạn uống sữa công thức mà đang táo bón trong vài ngày, hãy thử tham khảo ý kiến bác sĩ về việc đổi sữa mà trẻ đang dùng. Tuy nhiên, không nên tùy tiện đổi sữa của bé quá thường xuyên, như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Để khắc phục tình trạng táo bón do uống sữa ngoài, bạn nên chọn sữa công thức có bổ sung chất xơ hòa tan góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.

-Trẻ bị táo bón có thể so trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi mẹ chuyển từ Sữa mẹsang sữa bột, hay bột ăn dặm.

- Với một số trẻ hiếu động, vận động tay chân nhiều khiến cơ thể dễ bị mất nước nhiều hơn, mà không được bù lại lượng nước cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.

- Khi trẻ bị sốt, ho, cảm phải dùng thuốc kháng sinh hay thuốc ho… cũng sẽ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như bé bị rối loạn cảm xúc, ham chơi, sợ chỗ lạ, đổi chỗ ở… cũng làm bé bị táo bón.

Ảnh hưởng của táo bón đến trẻ?

- Nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ như: trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ.
- Khi trẻ đi phân rắn, khó rặn, thậm chí bị nứt hậu môn, bị lồi dom do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ.
- Khi trẻ lâu ngày không ị được thì những chất độc trong phân cũng bị tích lại trong ruột, có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Giải pháp xử lý khi Trẻ sơ sinh bị táo bón: 

Massage bụng cho bé: Để tránh táo bón cho con, hằng ngày bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ vào lúc đói, mỗi lần 5 phút, hai đến ba lần một ngày.
Bổ sung nước cho trẻ: Các mẹ thường được khuyến cáo là trẻ dưới 6 tháng uống Sữa mẹ hoàn toàn không cần thêm nước. Nhưng trong trường hợp trẻ đang bị táo bón hay khi trời nóng cơ thể trẻ đang bị thiếu nước thì bạn có thể bổ sung nước cho con như sau: Với trẻ dưới 6 tháng có thể uống thêm 100-200ml nước/ ngày và 200-300ml nước/ ngày với trẻ 6-12 tháng tuổi.
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ cần đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước bao gồm uống sữa, nước hoa quả, canh, nước lọc... Bạn cần cho con bú đúng cách và bú đủ lượng vì Sữa mẹ không chỉ tốt cho sức đề kháng và sự phát triển của trẻ mà còn giúp trẻ phòng ngừa táo bón. Bé càng bú nhiều thì Sữa mẹ về càng nhiều và như vậy sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Và bạn nên cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, chính Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn sữa ngoài hay thức ăn khác.

Tập cho trẻ đi đại tiện vào một giờ cố định: Thực chất cách này là một phương pháp tạo cho trẻ một phản xạ tự nhiên khi đi đại tiện. Bạn nên tập xi cho bé đi ngoài hàng ngày, không nên lạm dụng thụt cho bé sẽ làm hỏng cơ thắt hậu môn khiến trẻ dễ bị mắc bệnh đi ngoài không tự chủ.

Cho trẻ vận độngTrẻ sơ sinh chưa biết đi và phải nằm 1 chỗ cả ngày nên dễ bị táo bón. Vậy nên các mẹ có thể vận động thay cho trẻ bằng cách: Cho bé nằm ngửa và cầm 2 chân bé rồi di chuyển lên xuống như động tác đạp xe. Thực hiên từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Làm như vậy sẽ kích thích nhu động ruột và giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn.

Cuối cùng các mẹ chú ý nếu thấy trẻ có một hay nhiều những tình trạng sau: Táo bón kéo dài, phân cứng có dính nhiều máu, hậu môn sưng đau, đau bụng, mệt mỏi, sốt cao, trẻ quấy khóc nhiều bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác nhất về táo bón và tình trạng hiện tại của trẻ.

Ngoài ra cha mẹ cũng không được tự ý cho trẻ dùng những thuốc chữa táo bón mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thuốc không rõ nguồn gốc, hay thuốc của người lớn như vậy sẽ ảnh hưởng và có thể sẽ nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.
Xem Thêm…

Các trò chơi luyện đọc cho trẻ

01:28 |
Các trò chơi luyện đọc cho trẻ sẽ giúp các bé đọc nhanh và hào hứng trong khi học đọc. Để làm cho bé thấy hào hứng thì ta phải tạo ra một không gian trò chơi nơi bé vừa chơi lại có thể học đọc thêm các từ nữa. Sau đây là một số gợi ý về các trò chơi luyện đọc cho trẻ
Phụ huynh thường rất vất vả khi các bé không chịu đọc bài một cách tự giác. Tại sao ta không kết hợp vừa học vừa chơi? Mình có một số phương pháp sau rất hiệu quả giúp các bé học đọc nhanh và hứng thú trong khi học đọc:
Các trò chơi luyện đọc cho trẻ

Các trò chơi luyện đọc cho trẻ

- khi bạn dạy bé nhận biết các âm đầu như: c, d, s... hãy dùng những cuốn tạp chí hay những cuốn truyện có nhiều màu sắc làm phương tiện, bạn và bé sẽ chơi trò chơi xem ai tìm được nhiều những từ có âm bắt đầu mà bạn muốn bé nhận ra hơn. Nhớ là bạn nên nhường bé nhé, như thế bé sẽ rất hào hứng( 2 mẹ con giành nhau 1 từ nào đó thì sẽ rất vui đấy). phương pháp này cũng có thể áp dụng khi bé học đến vần và dấu. Khi bé chán trò này bạn hãy thay đổi 1 chút nhé, cho bé 1 cây bút màu để khoanh tròn chữ, thay đổi màu khi chuyển sang tìm chữ khác... Cuối cùng bé sẽ có 1 bức tranh do chính bé tạo ra với rất nhiều màu sắc.



    - trò này càng đông thì càng vui nhé: nhiều bé ngồi thành vòng tròn, bạn hãy hỏi tên từng bé và viết lên 1 tờ giấy lớn. Đọc lại nhiều lần âm đầu trong tên các bé để các bé nhớ. Sau đó yêu cầu các bé tìm những từ có âm đầu giống tên mình, hoặc giống tên bạn mình. Bạn viết lên tờ giấy đã chuẩn bị. Chú ý làm như vậy cho đủ 4 hoặc 5 từ thôi (trẻ con mau chán lắm:Worried. Bây giờ hãy gọi 1 bé đọc lại tất cả các chữ trên 1 hàng.
    VD: An ảnh ám áo
    Cảnh cán củ cải cứng…
    Để vui hơn bạn hãy xáo trộn các từ trên cùng 1 hàng lại và chỉ từng từ cho bé đọc với mức độ nhanh dần. Các bé mê trò này lắm.

    - Bạn cho bé gọi tên những hành động bé hay làm trong ngày, yêu cầu bé viết ra tờ giấy. Bạn hãy cắt tờ giấy ra thành từng từ rồi gấp lại, bỏ vào 1 cái hộp (nhớ kiểm tra chính tả nhé). Bây giờ bạn bốc 1 lá thăm trong cái hộp ấy rồi làm hành động diễn tả lại từ trong tờ giấy bé đã ghi và yêu cầu bé đoán. Sau khi bé đoán được rồi hãy nói bé viết lại (nếu bé đã biết viết). Nếu bé không viết được cũng không sao. Bạn tiếp tục làm hành động cho đến khi bé đoán đúng rồi đưa lại tờ giấy cho bé đọc lại. đổi ngược lại, bé làm hành động, bạn đoán ( phần này bé hay an gian lắm :Laughing: )…
    - tô màu hoặc cắt chữ cũng là 1 cách hay
    -...
    Nói chung trò chơi là do các bạn nghĩ ra, càng sáng tạo vui nhộn thì càng tốt. Đừng bắt các bé phải ngồi im suốt ngày để đọc bài, các bé đã ngồi 4, 5 tiếng ở trường rồi còn gì. Các bạn có cách nào nữa thì tham gia nhé.
    Xem Thêm…

    Thảo Luận Làm Sao Để Bé Trở Nên Tự Tin

    01:05 |
    Câu hỏi Thảo Luận Làm Sao Để Con Trở Nên Tự Tin
    Xin chào các cha/mẹ em có một thắc mắc là tại sao người phương tây người ta rất tự tin ấy thế mà đa số người phương đông lại không có được, mà em thấy tự tin là 1 yếu tố rất quan trọng đối với 1 người, mà để trở nên tự tin ngay từ nhỏ sẽ dễ dàng hơn là khi lớn lên mới học, cho nên em lập toppic này mong cha/mẹ nào biết cách dạy con từ nhỏ để chúng trở nên tự tin, có phương pháp nào càng cụ thể càng tốt ạ!


    Bé nhà mình học lớp mầm non rồi, nhưng mà bé không tự tin như các bạn, rất ngại, không hiểu sao người phương tây họ rất tự tin dù không biết vẫn dơ tay, còn bé nhà mình thì chịu, mẹ có cách nào không giúp mình đi.
    Vì sao bé nhút nhát?
    Trước hết bạn cần phải hiểu rằng nhút nhát là một điều hết sức bình thường. Hầu hết trẻ em nhút nhát đơn giản là vì chúng không biết phải làm gì hoặc làm thế nào để xử lý những tình huống mới. Chúng không thể tìm thấy sự giống nhau những tình huống mới với những thứ tương tự diễn ra trong quá khứ để có thể đưa ra quyết định về cách cư xử và hành động đúng đắn. Nếu bạn hiểu được điều đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng xây dựng sự tự tin cho con.

    Câu trả lời Thảo Luận Làm Sao Để Con Trở Nên Tự Tin

    1. Chuẩn bị tâm lý cho bé giúp bé tự tin mạnh dạn

    Điều này rất cần thiết đối với bé. Cũng giống như việc bạn cần chuẩn bị tài liệu trước khi thuyết trình về một kế hoạch kinh doanh, hay mỗi lần báo cáo với sếp, thì bé cũng cần được chuẩn bị tâm lý trước khi đi tới một môi trường không quen thuộc như đi học, đi đến nơi đông người, đi ăn cỗ…Để chuẩn bị tâm lý cho bé, bố mẹ nên nói chuyện với bé trước về nơi bé sẽ đến, có thể tả về nơi đó như lớp học có cô giáo và rất nhiều bạn., trung tâm thương mại rất đông người và bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Điều đó giúp bé hình dung phần nào nơi bé sẽ đến và xua tan cảm giác hụt hẫng khi mới đến môi trường mới.

    2. Những lời cổ vũ

    "Con giỏi lắm", "Con cố lên", "Con làm được mà" là những lời khích lệ có giá trị lớn với bé.

    Tuy nhiên, mọi sự khen gợi nên có chừng mực và giới hạn trong khả năng cho phép của bé. Bạn không nên nâng bé lên quá cao so với thực tế. Thay vì ca tụng bức tranh của bé, bạn nên chỉ cho bé biết cách phối hợp màu sắc để tác phẩm hoàn thiện hơn.

    3. Để bé chơi với những trẻ khác

    Khi ở nhà, bé thường chỉ được giao tiếp với người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đi mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em. Một điều rất đặc biệt, là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng để nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình. Vì thế, nếu bạn không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm. Điều này rất tốt cho trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy nhút nhát hay sợ sệt nữa.

    4. Không bao bọc bé thái quá

    Bản năng tự nhiên của cha mẹ là luôn muốn ngăn chặn cảm giác thất bại, bị tổn thương hoặc những tình huống bé dễ bị mắc lỗi ngay từ đầu nhưng chính điều này là “giam hãm” cái tôi của bé. Bé cũng cần những trải nghiệm thất bại, buồn bã, lo lắng, giận dữ… để trưởng thành.

    Vấn đề là bạn giúp bé can đảm vượt qua những cảm xúc tiêu cực chứ không phải tìm cách loại bỏ những điều xấu ra khỏi cuộc sống của bé. Những trò chơi có chút mạo hiểm sẽ kích thích tinh thần độc lập của bé; ví dụ, bạn có thể cho bé tham gia trò chơi cầu trượt hoặc đu quay với một nhóm bạn xa lạ…

    Ngoài ra, bạn cũng nên thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của bé. Nếu bé đánh răng chưa sạch hoặc có thói quen vứt áo khoác xuống sàn nhà, bé cần phải biết đó là hành vi không tốt và nỗ lực khắc phục.

    5. Tạo cho bé cảm giác tin tưởng

    Đối với nhiều đứa trẻ nhút nhát, việc bạn nói bé “nhút nhát”, hay “lo lắng” hay “không dám” làm gì đó, chỉ khiến bé thêm mất tự tin. Thay vì nói bé như vậy, bạn nên tìm cách để giúp bé cảm thấy tự tin hơn. Bạn có thể hỏi bé “con cảm thấy thế nào” và “thế con muốn làm gì” để giúp bé cảm lấy lại bình tĩnh, sau đó hiểu và giúp bé thực hiện điều bé muốn làm. Hoặc bạn có thể nói với trẻ rằng, khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng, trẻ có thể nắm bàn tay lại hay “con hãy nghĩ, mẹ đang đứng cạnh con”…

    6. Cho phép bé tự ra quyết định

    Nếu bé thường xuyên được đặt vào tình thế phải lựa chọn, bé sẽ tự tin hơn với kết luận cuối cùng của mình. Mỗi trường hợp cụ thể, bạn nên đưa ra 2-3 gợi ý và để bé chọn; chẳng hạn, thay vì hỏi: “Con muốn ăn gì cho bữa tối”, bạn có thể nói: “Con muốn ăn canh xương, thịt bò xào hay là cá rán trong bữa tối?”.

    7. Nói trước với mọi người về sự nhút nhát của trẻ

    Những người xung quanh có tác động rất lớn đối với trẻ. Đối với trẻ quá nhút nhát, khi có nhiều người hỏi chuyện, hay nói to cùng một lúc có thể khiến bé sợ. Chính vì thế, bạn nên để mọi người biết trước tình trạng của bé, mọi người sẽ từ từ giúp bé thích nghi với môi trường mới.

    8. Bồi dưỡng tinh thần lạc quan

    Nếu bé luôn mặc cảm vì thường gặp thất bại, bạn có thể chỉ cho bé thấy mặt sáng của vấn đề. Khuyến khích bé đưa ra nhiều phương án cho một tình huống và nhấn mạnh với bé về kết quả; ví dụ: “Không sao đâu con, chỉ bị ngã chút thôi mà. Nếu con tập trung hơn, lần sau con có thể tự đạp xe mà không bị ngã nữa”.

    9. Luôn để bé được thoải mái

    Trẻ con nhiều khi không hiểu chuyện, nên chúng thường có nhiều câu nói không lễ phép, không trả lời, không chào hỏi hay nhiều lúc còn cấu người lớn. Chính vì những hành động này mà chúng thường bị bố mẹ mắng và phạt. Tuy nhiên, khi chúng ta không ép buộc bé phải chào hỏi hay phải nói thế nào khi gặp ai đó thì bé lại là người cố gắng nghĩ ra câu gì đó để nói. Thế nên, đôi khi bạn không nên ép buộc, mà hãy để cho bé được nói ra những gì bé muốn.

    10. Cho bé tiếp cận với nhiều hoạt động yêu thích
    Tăng cường các loại hình vui chơi hàng ngày, bạn sẽ tìm ra được đâu là niềm say mê của bé. Các bé thường có xu hướng bộc lộ tài năng và lòng tự tin với những lĩnh vực yêu thích.
    Nếu sở thích của bé trái ngược với các bạn chơi khác thì bạn cũng cần lưu ý; chẳng hạn, bé thích vẽ trong khi nhóm chơi lại ưa chuộng trò xếp hình, bạn nên động viên bé chơi xếp hình cùng các bạn và sẽ tham gia hoạt động hội họa sau đó.
    11. Kỹ năng giải quyết vấn đề
    “Bé sẽ tự tin hơn nếu biết dàn xếp ổn thỏa mọi chuyện theo ý kiến cá nhân bé” – Myrna Sure (tác giả cuốn sách Nuôi dưỡng tinh thần bé) tiết lộ.
    Myrna cũng gợi ý rằng, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách giải quyết thay vì ra mặt trợ giúp; chẳng hạn, bé phàn nàn với bạn vì vừa bị bạn chơi giật mất chiếc ôtô ngoài sân chơi, bạn nên hỏi bé: “Con tự nghĩ ra cách nào để lấy lại món đồ chơi này?” và chờ bé đưa đáp án.
    “Một bé trai 4 tuổi đã reo lên sung sướng ‘Con sẽ không chơi với các bạn ấy nữa. Con chỉ chơi với mẹ thôi vì mẹ không bao giờ cướp đồ chơi của con’. Dĩ nhiên, đây không phải giải pháp tối ưu dù sự thực quả là như vậy. Tốt nhất, bạn nên hướng bé đến việc giải quyết trực tiếp vấn đề như hai mẹ con sẽ sang nhà người bạn đó để xin lại chiếc ôtô” – Myrna vui vẻ kết luận.
    12. Tìm kiếm lời khuyên từ người khác
    Không ai có thể tự mình làm tốt mọi chuyện và bạn cũng nên cho bé hiểu được điều này. Nếu bé không biết quy tắc của một món đồ chơi mới, bé có thể hỏi người thân hoặc bạn bè, tuyệt đối không nên tự mình thực hành nếu bé chưa hiểu hết.
    Thỉnh thoảng, bạn nên chủ động chia sẻ sự giúp đỡ của mình với bé, như: “Con biết sử dụng chiếc tàu hỏa này chưa? Con có cần mẹ chơi cùng không?”.
    13. Tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với những người lớn tuối
    Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những bé thường giao tiếp với cô bác hàng xóm, họ hàng, người giúp việc hoặc những người lớn tuổi trên đường phố thường mạnh dạn và tự tin hơn. Không những thế, những bé này còn khá hoàn thiện trong kỹ năng giao tiếp và biết cách ứng xử lịch sự.
    14. Tưởng tượng về tương lai
    Bé cần có ước mơ trở thành những người có ích cho xã hội trong tương lai để xây dựng lòng tự tin ngay từ bây giờ. Bạn có thể hỏi xem sau này bé muốn làm nghề gì và không nên chế nhạo nếu bé ước mơ là phi công bay trên bầu trời hay trở thành cô giáo để dạy học cho cha mẹ…
    Xem Thêm…

    Cách dạy trẻ học bảng chữ cái nhanh thuộc

    21:02 |

    8 Cách dạy trẻ học bảng chữ cái nhanh thuộc giúp con bạn ngày càng thông minh hơn với những phương pháp dạy trẻ đơn giản không nhàm chán

    1. Đọc sách cho con nghe hàng ngày

    Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc. Tuy vậy, nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc truyện cho con, hãy cố gắng tạo sự tương tác, hỏi con những nội dung có trong truyện. Điều này giúp con hiểu hơn những gì con được nghe. Mặt khác, các bậc phụ huynh hãy luôn cố gắng làm gương cho con. Dù rất bận rộn đến đâu thì cũng hãy cho con thấy mình đang đọc sách mỗi ngày. Các mẹ có thể đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn hay tiểu thuyết… Trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.

    Trẻ con thường còn rất ham chơi và khó có khả năng tập trung lâu dài, mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con tập đọc. Dù dạy con theo phương pháp nào, các mẹ cũng nên chú ý yếu tố tiên quyết đó là truyền được sự hứng khởi và đam mê cho con. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ mà tôi luôn tâm niệm.

    2. Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn khi dạy bảng chữ cái cho trẻ

    Trẻ học chữ ban đầu không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đó là điều hiển nhiên. Khi con phát âm sai, đừng la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại cho đến khi chính xác. Những hình phạt này vô hình sẽ làm giảm hứng thú học tập của con. Các mẹ hãy coi đây chỉ như một bước tiến xa hơn trong quá trình tập đọc, không phải là mục địch cuối cùng. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình.

    3. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước

    Hẳn các mẹ đều nhận thấy sách giáo khoa luôn luôn dạy chữ viết hoa trước chữ viết thường? Tuy nhiên theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Do vậy, hãy cho con làm quen với bảng chữ cái ở dạng viết thường trước. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.

    4. Thực hiện nguyên tắc “Mưa dầm thấm lâu”

    Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, hướng dẫn bé quan sát và nêu câu hỏi.
    Mẹ hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé. Ví dụ cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, dạy bé hát vè và đồng dao, xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ.
    Điều này cũng đơn giản như bé bình thường học nói. Đến khoảng 2, 3 tuổi là bé đã có thể nói được.

    5. Vừa học, vừa chơi, vừa cười

    Bố mẹ dạy bé chữ qua các trò chơi, có dụng ý. Nhưng đối với bé là dạy một cách vô thức. Học mà chơi, chơi mà học. Không nên định ra chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, hoạt bát trong việc học.
    Mỗi lần, bố mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây. Nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy, bé mới giữ được hứng thú học lâu dài, sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ, không cần người lớn ép học đó mới là phương pháp giáo dục sớm.
    Người lớn trong gia đình thường xuyên đọc chữ, đọc sách trước mặt bé để kích thích sự tò mò của bé. Bố mẹ cũng luôn nhớ động viên, khích lệ bé, dù bé có học được nhiều hay không. Không nên so sánh giữa bé này và bé khác trong cùng gia đình. Nên để bé được tự do học hỏi, tìm hiểu, thậm chí là nghịch các đồ vật, sách vở của bố mẹ.
    Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của bố mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay. Bởi “quá nóng vội sẽ hỏng việc”.

    6. Hình thành thói quen học tập cho trẻ

    Điều quan trọng nhất, bố mẹ hình thành cho bé một thói quen học tập. Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì, tập trung học…
    Những bé hiếu động, bộp chộp, đứng ngồi không yên, cười đùa gây rối, ném sách ném vở, không kiên trì… thì việc học cũng khó thành công.
    Nhưng bố mẹ phải tạo cho thói quen học của bé có sự sinh động thú vị, đồng thời phải nghiêm túc.

    7. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động

    Đó là sử dụng những tấm card nhỏ in hình chữ cái kèm hình ảnh hoặc chỉ cho con những chữ cái xuất hiện trong môi trường xung quanh như các biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo, nhãn hiệu thực phẩm, quần áo, tạp chí…. Trẻ sẽ bị thu hút và vô cùng thích thú với những màu sắc và tranh ảnh.
    dạy bảng chữ cái cho trẻ

    Khi dạy trẻ bảng chữ cái, hãy kết hợp với những hình khối và màu sắc đa dạng để kích thích sự tò mò của trẻ. Ảnh minh họa

    8. Hãy để con đọc và viết cùng một lúc

    Trẻ nhỏ sẽ biết đọc nhanh hơn nếu cùng tập đọc và viết một lúc. Khi cho con đọc sách, hãy luôn khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra. Điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết chẳng khác nào “học đi đôi với hành”.
    Xem Thêm…

    Bé 1 tuổi không chịu ăn cháo hay ngậm phải làm sao?

    02:39 |
    Bé 1 tuổi không chịu ăn cháo hay ngậm phải làm sao để trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh. Để tránh tình trạng sợ ăn lười ăn của trẻ các bậc cha mẹ phải có biện pháp khắc phục một cách tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng phục hồi cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Để tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này mời các mẹ tham khảo chia sẻ của bác sĩ về vấn đề bé không chịu ăn cháo của batdaulamme.net dưới đây.
    Bé 1 tuổi không chịu ăn cháo hay ngậm phải làm sao
    Hỏi: Các mẹ ơi tư vấn cho mình biết phải làm sao bây giờ. bé nhà mình tròn 1 tuổi, khoảng nửa tháng nay bé bỏ cháo không ăn mặc dù mình đã thay đổi các món rất phong phú, hể bê cháo ra là khóc lóc vật vã khổ sở lắm. vậy làm sao bây giờ. mình đang lo lắng lắm vì bé chỉ ăn sữa thôi, ngày khoảng 5-6 lần mỗi lần 100-110ml thôi

    Bé 1 tuổi không chịu ăn cháo hay ngậm phải làm sao?

    Trả lời: Ở tuổi này nên cho trẻ ngồi ở ghế cao để cháu không thể tự ý bỏ đi được. Chị nên dọn thêm những món khác song song với cháo như thịt hoặc sữa để cháu có thể chọn. Điều quan trọng là chị nên đảm bảo chế độ ăn của cháu được đa dạng và cân bằng về dinh dưỡng để nếu cháu không ăn được cháo thì có thể chọn những thứ khác ví dụ như các loại sữa giàu năng lượng bổ sung. Nếu sau 20 phút cháu không ăn hết nên dừng bữa ăn, đợi 3 giờ sau cho cháu ăn lại, trong thời gian này chỉ nên cho cháu uống nước lọc để cháu mau đói.

    Tham khảo thêm một số câu trả lời Bé 1 tuổi không chịu ăn cháo

    Mẹ dung: Trời ơi cùng cảnh ngộ với nhà mình rồi, quá mệt với con.Mẹ cháu thừong áp dụng theo cách này:1. không ép con ăn cháo mẹ nấu vì ép sẽ làm con sợ2. cho ăn mỳ, cơm, bún..... miễn là cái gì con chịu ăn3. cháo đã nấu đầy đủ rau và thịt xay mịn rồi pha chung với sữa cho con uống mỗi ngày được 2 bình 150ml ( thôi cũng coi như 1 ngày tạm được 1/2 bát cháo)Đấy là các cách mẹ cháu tạm nghĩ ra để đối phó với giai đoạn lười ăn của bé.( à có bữa mẹ cháu cho ăn cháo hoa ko cho gì cả thế mà bé lại ăn ngon lành đấy)CHúc hai mẹ con thành công, có gì chúng ta trao đổi tiếp nhé.
    Mẹ huyền: Thì bạn nên chịu khó tập cho bé ăn thôi có thể bé muốn ăn cơm rồi mẹ thử nấu cơm nháo cho bé ăn xem bé có chịu ăn không bé 1 tuổi thì có bé chịu ăn cơm nhưng không muốn ăn cháo nữa vì thế mẹ nên thử xem mẹ cũng có thể thử cho bé ăn mì ăn liền,bún phở ..thỉnh thoảng cho bé lạ miệng.
    Mẹ Mai: Con mình (1 tuổi) cũng đang trong giai đoạn từ chối cháo, chỉ sữa, cũng hơn tháng rồi. Tuần này lại còn ốm sốt và viêm họng nữa. Mẹ cháu cũng tập AQ và tìm các cách bổ sung chất vào sữa cho con, thêm cả băn khoăn là liệu có phải vì mình chưa tìm được món phù hợp mà con thích không vì con mình cũng thuộc loại kén ăn.
    Mẹ Linh: Con biếng ăn làm mẹ muốn điên cái đầu lên đây. Mình lên đây nhằm động viên các mẹ thôi chứ mình bày nhiều cách cũng ko ăn thua gì. Nhưng các mẹ ơi, cố gắng lên vì con chúng ta và tự giảm căng thẳng cho cả nhà nhé.1- Nếu bé vẫn uống được sữa thì cho uống ko cần ăn gì vẫn ok.2 - Đổi cháo sang bún, phở, ruột bánh mỳ, cơm nát, có khi cơm người lớn cho bé cáp vài miếng là tốt rồi. Con tớ thấy vác bát cơm ra thì ko ăn nhưng lấy muỗng ém tý cơm vào cho cạp thì khoái làm liền vài miếng (ko có thức ăn) thế cũng xong.3- Cho ăn thêm pho mai, or bánh Flan (trứng +sữa => hấp cách thuỷ), sữa chua. Tóm lại thứ gì bé có thể ăn được là cho ăn. Một chị trong CQ tớ, có con ko ăn gì từ lúc tập ăn dặm đến 5 - 6 tuổi, nó chỉ uống sữa thôi, và nó vẫn lớn, béo tốt, khỏe mạnh & bây giờ cu cậu đã học lớp 3 rồi.Tớ cố gắng ko ép con ăn để con ko sợ, khi nào con thích cho ăn bù. Mấy dòng để các mẹ thư giãn nhé.
    Mẹ ái: Nếu bé đã sợ cháo thì bạn đừng có nấu cháp bắt bé ăn. Mấy đứa cháu nhà mình chỉ nhìn thấy cháo của người khác thôi mà nôn lên nôn xuống chứ đừng mong chúng ăn lấy 1 thìa. Bạn có thể cho bé ngồi ăn cùng người lớn, bé thích ăn gì thì gắp cho bé ăn. Cho bé tập ăn cơm dần cũng được. Bé uống được sữa thì tăng lượng sữa và chọn sữa nào cung cấp đủ chất cho trẻ.
    Mẹ Thảo: Có lẽ con ngán cháo quá rồi nên không muốn ăn mẹ nó ạ. Mẹ tập cho con ăn cơm dần dần, mỗi hôm một ít. Chip nhà mình ngày xưa cũng thế, 13 tháng chuyển sang ăn cơm. Nhưng mới ăn cơm chưa quen, con ko ăn được nhiều đâu, mình phải bù bằng sữa và một bữa cho ăn phở, bánh đa...
    Mẹ Tuyết: Bé chỉ uống sữa không mình sợ nhanh đói lắm mà lượng sữa lại không được nhiều nữa. Mẹ bé thử cho bé ăn thêm: bánh ăn dặm các loại, váng sữa, pho mai, hoa quả... Mỗi ngày bạn cho bé tập ăn 1 ít cháo, cơm để bé quen dần với việc nhai. Vì nhiều khi ăn cơm, cháo phải nhai bé sẽ lười, ngại ăn hơn là uống sữa chỉ việc nuốt ục một cái là xong mà. Cháu của đứa bạn mình cũng vậy đấy, bà nội mỗi ngày cho ăn vài thìa, sau tăng dần lên bây giờ mỗi bữa bé cũng ăn được 1 bát rồi bạn ạ. Chúc bé con ăn ngoan nhé
    Hy vọng với vấn đề bé 1 tuổi không chịu ăn cháo hay ngậm phải làm sao để khắc phục trên đây các mẹ sẽ có thật nhiều các kiến thức cũng như thông tin bổ ích chăm sóc cho sức khỏe của trẻ nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh xinh đẹp và hãy luôn đồng hành cùng batdaulamme.net để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình nhé.
    Xem Thêm…

    Danh Mục

    1 người (11) 2 người (2) Angry Birds (3) ảnh đẹp hoa hồng (1) anh hùng (8) Âm nhạc (1) Baby Games (1) bác sĩ (1) bán (1) bạn gái (27) Bạo lực (1) Bảo vệ căn cứ (3) Bathing Games (1) Bay lượn (2) Bắn cung (1) bắn gà (1) bắn máy bay (3) bắn nhau (27) bắn súng (80) beats pill (1) beats pro (1) beats studio (1) beats tour (1) ben 10 (1) bida (1) biểu diễn (10) bói toán (1) bóng đá (7) cảnh sát (1) Cartoon Games (1) Champions (1) chạy đua (2) Chạy nhảy (2) Chăm sóc bé từ 0 - 12 tháng (3) chiến đấu (10) Chiến thuật (22) chiến tranh (1) Chơi Mà Học (2) Chuẩn bị mang thai (2) con gái (22) Công nghệ (2) Dàn Trận (3) Dạy con (4) diệt mối (1) Dress Up Games (1) đánh nhau (5) Đào tẩu (2) Đặt bom (1) Đấu kiếm (2) địa hình (4) Đoán Từ (1) đối kháng (7) Đua Xe (43) Flash (12) Friv (1) Frozen Games (1) Game (12) game 2 người chơi (3) Game 7k7k (2) Game âm nhạc (2) Game bay lượn (2) Game bắn gà (1) Game Bắn súng (3) Game chơi nhiều (25) game đua xe (10) Game flash (2) Game hành động (5) Game hay (23) Game hoạt hình (39) Game Kinh điển (2) Game lái xe (1) Game máy bay (1) Game một người chơi (1) Game Noel (12) Game online (1) Game Pikachu (1) Game pokemon (1) Game thời trang (3) game thử tài (1) Game trí tuệ (5) game vui (40) Game vượt chướng ngại vật (1) game xe tăng (19) game y8 (26) game-pikachu (1) Gấu (1) Hai người chơi (1) hành động (139) hoa hồng (1) Hoa Quả (1) hoạt hình (7) kinh dị (13) Lái xe (5) làm mẹ (2) Lần đầu làm mẹ (3) Mang thai / Bà bầu (5) mạo hiểm (31) Mario (6) máy bay (5) Mô phỏng (1) Một người chơi (15) Nâng ngực (1) nâng ngực nội soi (1) nấu ăn (11) nguy hiểm (23) Người mẫu nhí (1) Nhập vai (2) Nhập Vai (2) Ninja (12) nông trại (3) nuoi-day-tre (2) Nuôi dạy bé 1 tuổi trở lên (7) Nuôi dạy trẻ từ 5 - 13 tuổi (6) Ô tô (2) Phiêu lưu (14) Phòng Thủ (1) Princess Games (1) Quản lí (3) Quảng bá (1) quyền anh (1) sau-khi-sinh (5) Shoot 'Em Up (1) siêu nhân (5) Thám hiểm (4) Thần tiên (2) thể thao (12) Thiếu Nhi (3) thời trang (24) Thủ thành (4) thủ thuật game (1) Thức ăn (1) Thực đơn dinh dưỡng cho bé (1) tình yêu (1) Tô màu (42) Trẻ em (15) Trí Tuệ (22) truốn thoát (1) truy bắt (2) Truyện Ma (4) Văn phòng (3) vui nhộn (32) Vượt chướng ngại vật (1) Xe tăng (13) Xếp Hình (2) Y8 (2) zombie (6)

    Viêm đại tràng

    1234

    Danh Sách