Những câu nên nói với con mỗi ngày để giúp trẻ hoàn thiện hơn trong cuộc sống

05:36 |
Những câu nên nói với con mỗi ngày để giúp trẻ hoàn thiện hơn trong cuộc sống giúp con cảm thấy được yêu thương và có khả năng đối mặt tố với những khó khăn trong cuộc sống
Những câu nên nói với con mỗi ngày để giúp trẻ hoàn thiện hơn trong cuộc sống

Con khiến mẹ hạnh phúc khi là chính mình!
Con bạn đáng được biết rằng sự hiện diện và tồn tại của chúng khiến bạn hạnh phúc. Cảm giác mình thuộc về một nơi nào đó sẽ khiến con thêm vững tâm.

Mẹ rất vui khi thấy con
Đôi khi, những đứa trẻ có suy nghĩ rằng cha mẹ không mấy vui vẻ khi thấy chúng về nhà. Do đó, khi con từ trường về nhà, hãy cho con biết rằng bạn rất vui khi thấy chúng và để con thấy rằng đây là mái ấm chúng thuộc về. Tuy chỉ là một cử chỉ nhỏ nhưng nó sẽ đem lại sự khác biệt lớn lao, khiến con cảm thấy chúng được yêu thương và chào đón.

Mẹ tin con
Đôi khi, con cố gắng hết sức và cảm thấy thất vọng khi cho rằng chúng không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Hãy cho con biết rằng dù có xảy ra điều gì thì bạn vẫn tin tưởng ở chúng. Ngoài ra, hãy dạy con tin tưởng vào chính bản thân mình.

Kể cả khi con thường xuyên thách thức bạn bằng cách làm ngược lại những điều bạn muốn con làm, hãy nói với con rằng bạn tin chúng.

Con khiến bố mẹ tự hào
Giây phút mà con chạy về phía bạn để chia sẻ một điều nào đó, có thể là một bài kiểm tra được điểm cao, hoặc có thể là một hành động giúp đỡ bạn bè, đó chính là giây phút bạn nói: “Con khiến bố mẹ tự hào”. Lời khen của bạn sẽ giúp con thêm hạnh phúc và tự tin.

Mẹ yêu con
Các bậc cha mẹ bận rộn thường bị cuốn theo lịch trình của mình mà quên đi 3 từ kỳ diệu này. Hãy nhớ dành cho những từ này sự ưu tiên, dù cuộc sống của bạn có tất bật đến mức nào.

Con thích làm gì?
Chúng ta luôn lựa chọn thay cho con và chẳng mấy khi cho con cơ hội lựa chọn những điều con thích làm.

Mẹ muốn nghe thêm về điều đó
Không thể đếm được bao nhiêu lần con chạy đến hào hứng kể một điều gì đó với tôi, còn tôi thì bận rộn và nói với con rằng: “Không phải lúc này”. Đừng làm như vậy. Chỉ mất một vài phút để cho con thấy bạn quan tâm và muốn nghe câu chuyện của con đến mức nào. Khi con muốn nói điều gì đó, hãy để con nói và thực sự lắng nghe. Con sẽ cảm thấy mình được thấy yêu thương

Con thật dũng cảm!
Trẻ cũng có những vấn đề của riêng mình. Những lúc con cất tiếng nói bảo vệ bạn bè hoặc đứng lên chống lại nạn bắt nạt, hãy ở bên khuyến khích, động viên con bằng cách nói với con rằng: “Con thật dũng cảm!”

Con làm mẹ ấn tượng đấy!
Con sẽ cảm thấy tự hào khi nghe thấy điều đó.
Xem Thêm…

Các trò chơi luyện đọc cho trẻ

01:28 |
Các trò chơi luyện đọc cho trẻ sẽ giúp các bé đọc nhanh và hào hứng trong khi học đọc. Để làm cho bé thấy hào hứng thì ta phải tạo ra một không gian trò chơi nơi bé vừa chơi lại có thể học đọc thêm các từ nữa. Sau đây là một số gợi ý về các trò chơi luyện đọc cho trẻ
Phụ huynh thường rất vất vả khi các bé không chịu đọc bài một cách tự giác. Tại sao ta không kết hợp vừa học vừa chơi? Mình có một số phương pháp sau rất hiệu quả giúp các bé học đọc nhanh và hứng thú trong khi học đọc:
Các trò chơi luyện đọc cho trẻ

Các trò chơi luyện đọc cho trẻ

- khi bạn dạy bé nhận biết các âm đầu như: c, d, s... hãy dùng những cuốn tạp chí hay những cuốn truyện có nhiều màu sắc làm phương tiện, bạn và bé sẽ chơi trò chơi xem ai tìm được nhiều những từ có âm bắt đầu mà bạn muốn bé nhận ra hơn. Nhớ là bạn nên nhường bé nhé, như thế bé sẽ rất hào hứng( 2 mẹ con giành nhau 1 từ nào đó thì sẽ rất vui đấy). phương pháp này cũng có thể áp dụng khi bé học đến vần và dấu. Khi bé chán trò này bạn hãy thay đổi 1 chút nhé, cho bé 1 cây bút màu để khoanh tròn chữ, thay đổi màu khi chuyển sang tìm chữ khác... Cuối cùng bé sẽ có 1 bức tranh do chính bé tạo ra với rất nhiều màu sắc.



    - trò này càng đông thì càng vui nhé: nhiều bé ngồi thành vòng tròn, bạn hãy hỏi tên từng bé và viết lên 1 tờ giấy lớn. Đọc lại nhiều lần âm đầu trong tên các bé để các bé nhớ. Sau đó yêu cầu các bé tìm những từ có âm đầu giống tên mình, hoặc giống tên bạn mình. Bạn viết lên tờ giấy đã chuẩn bị. Chú ý làm như vậy cho đủ 4 hoặc 5 từ thôi (trẻ con mau chán lắm:Worried. Bây giờ hãy gọi 1 bé đọc lại tất cả các chữ trên 1 hàng.
    VD: An ảnh ám áo
    Cảnh cán củ cải cứng…
    Để vui hơn bạn hãy xáo trộn các từ trên cùng 1 hàng lại và chỉ từng từ cho bé đọc với mức độ nhanh dần. Các bé mê trò này lắm.

    - Bạn cho bé gọi tên những hành động bé hay làm trong ngày, yêu cầu bé viết ra tờ giấy. Bạn hãy cắt tờ giấy ra thành từng từ rồi gấp lại, bỏ vào 1 cái hộp (nhớ kiểm tra chính tả nhé). Bây giờ bạn bốc 1 lá thăm trong cái hộp ấy rồi làm hành động diễn tả lại từ trong tờ giấy bé đã ghi và yêu cầu bé đoán. Sau khi bé đoán được rồi hãy nói bé viết lại (nếu bé đã biết viết). Nếu bé không viết được cũng không sao. Bạn tiếp tục làm hành động cho đến khi bé đoán đúng rồi đưa lại tờ giấy cho bé đọc lại. đổi ngược lại, bé làm hành động, bạn đoán ( phần này bé hay an gian lắm :Laughing: )…
    - tô màu hoặc cắt chữ cũng là 1 cách hay
    -...
    Nói chung trò chơi là do các bạn nghĩ ra, càng sáng tạo vui nhộn thì càng tốt. Đừng bắt các bé phải ngồi im suốt ngày để đọc bài, các bé đã ngồi 4, 5 tiếng ở trường rồi còn gì. Các bạn có cách nào nữa thì tham gia nhé.
    Xem Thêm…

    Thảo Luận Làm Sao Để Bé Trở Nên Tự Tin

    01:05 |
    Câu hỏi Thảo Luận Làm Sao Để Con Trở Nên Tự Tin
    Xin chào các cha/mẹ em có một thắc mắc là tại sao người phương tây người ta rất tự tin ấy thế mà đa số người phương đông lại không có được, mà em thấy tự tin là 1 yếu tố rất quan trọng đối với 1 người, mà để trở nên tự tin ngay từ nhỏ sẽ dễ dàng hơn là khi lớn lên mới học, cho nên em lập toppic này mong cha/mẹ nào biết cách dạy con từ nhỏ để chúng trở nên tự tin, có phương pháp nào càng cụ thể càng tốt ạ!


    Bé nhà mình học lớp mầm non rồi, nhưng mà bé không tự tin như các bạn, rất ngại, không hiểu sao người phương tây họ rất tự tin dù không biết vẫn dơ tay, còn bé nhà mình thì chịu, mẹ có cách nào không giúp mình đi.
    Vì sao bé nhút nhát?
    Trước hết bạn cần phải hiểu rằng nhút nhát là một điều hết sức bình thường. Hầu hết trẻ em nhút nhát đơn giản là vì chúng không biết phải làm gì hoặc làm thế nào để xử lý những tình huống mới. Chúng không thể tìm thấy sự giống nhau những tình huống mới với những thứ tương tự diễn ra trong quá khứ để có thể đưa ra quyết định về cách cư xử và hành động đúng đắn. Nếu bạn hiểu được điều đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng xây dựng sự tự tin cho con.

    Câu trả lời Thảo Luận Làm Sao Để Con Trở Nên Tự Tin

    1. Chuẩn bị tâm lý cho bé giúp bé tự tin mạnh dạn

    Điều này rất cần thiết đối với bé. Cũng giống như việc bạn cần chuẩn bị tài liệu trước khi thuyết trình về một kế hoạch kinh doanh, hay mỗi lần báo cáo với sếp, thì bé cũng cần được chuẩn bị tâm lý trước khi đi tới một môi trường không quen thuộc như đi học, đi đến nơi đông người, đi ăn cỗ…Để chuẩn bị tâm lý cho bé, bố mẹ nên nói chuyện với bé trước về nơi bé sẽ đến, có thể tả về nơi đó như lớp học có cô giáo và rất nhiều bạn., trung tâm thương mại rất đông người và bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Điều đó giúp bé hình dung phần nào nơi bé sẽ đến và xua tan cảm giác hụt hẫng khi mới đến môi trường mới.

    2. Những lời cổ vũ

    "Con giỏi lắm", "Con cố lên", "Con làm được mà" là những lời khích lệ có giá trị lớn với bé.

    Tuy nhiên, mọi sự khen gợi nên có chừng mực và giới hạn trong khả năng cho phép của bé. Bạn không nên nâng bé lên quá cao so với thực tế. Thay vì ca tụng bức tranh của bé, bạn nên chỉ cho bé biết cách phối hợp màu sắc để tác phẩm hoàn thiện hơn.

    3. Để bé chơi với những trẻ khác

    Khi ở nhà, bé thường chỉ được giao tiếp với người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đi mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em. Một điều rất đặc biệt, là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng để nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình. Vì thế, nếu bạn không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm. Điều này rất tốt cho trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy nhút nhát hay sợ sệt nữa.

    4. Không bao bọc bé thái quá

    Bản năng tự nhiên của cha mẹ là luôn muốn ngăn chặn cảm giác thất bại, bị tổn thương hoặc những tình huống bé dễ bị mắc lỗi ngay từ đầu nhưng chính điều này là “giam hãm” cái tôi của bé. Bé cũng cần những trải nghiệm thất bại, buồn bã, lo lắng, giận dữ… để trưởng thành.

    Vấn đề là bạn giúp bé can đảm vượt qua những cảm xúc tiêu cực chứ không phải tìm cách loại bỏ những điều xấu ra khỏi cuộc sống của bé. Những trò chơi có chút mạo hiểm sẽ kích thích tinh thần độc lập của bé; ví dụ, bạn có thể cho bé tham gia trò chơi cầu trượt hoặc đu quay với một nhóm bạn xa lạ…

    Ngoài ra, bạn cũng nên thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của bé. Nếu bé đánh răng chưa sạch hoặc có thói quen vứt áo khoác xuống sàn nhà, bé cần phải biết đó là hành vi không tốt và nỗ lực khắc phục.

    5. Tạo cho bé cảm giác tin tưởng

    Đối với nhiều đứa trẻ nhút nhát, việc bạn nói bé “nhút nhát”, hay “lo lắng” hay “không dám” làm gì đó, chỉ khiến bé thêm mất tự tin. Thay vì nói bé như vậy, bạn nên tìm cách để giúp bé cảm thấy tự tin hơn. Bạn có thể hỏi bé “con cảm thấy thế nào” và “thế con muốn làm gì” để giúp bé cảm lấy lại bình tĩnh, sau đó hiểu và giúp bé thực hiện điều bé muốn làm. Hoặc bạn có thể nói với trẻ rằng, khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng, trẻ có thể nắm bàn tay lại hay “con hãy nghĩ, mẹ đang đứng cạnh con”…

    6. Cho phép bé tự ra quyết định

    Nếu bé thường xuyên được đặt vào tình thế phải lựa chọn, bé sẽ tự tin hơn với kết luận cuối cùng của mình. Mỗi trường hợp cụ thể, bạn nên đưa ra 2-3 gợi ý và để bé chọn; chẳng hạn, thay vì hỏi: “Con muốn ăn gì cho bữa tối”, bạn có thể nói: “Con muốn ăn canh xương, thịt bò xào hay là cá rán trong bữa tối?”.

    7. Nói trước với mọi người về sự nhút nhát của trẻ

    Những người xung quanh có tác động rất lớn đối với trẻ. Đối với trẻ quá nhút nhát, khi có nhiều người hỏi chuyện, hay nói to cùng một lúc có thể khiến bé sợ. Chính vì thế, bạn nên để mọi người biết trước tình trạng của bé, mọi người sẽ từ từ giúp bé thích nghi với môi trường mới.

    8. Bồi dưỡng tinh thần lạc quan

    Nếu bé luôn mặc cảm vì thường gặp thất bại, bạn có thể chỉ cho bé thấy mặt sáng của vấn đề. Khuyến khích bé đưa ra nhiều phương án cho một tình huống và nhấn mạnh với bé về kết quả; ví dụ: “Không sao đâu con, chỉ bị ngã chút thôi mà. Nếu con tập trung hơn, lần sau con có thể tự đạp xe mà không bị ngã nữa”.

    9. Luôn để bé được thoải mái

    Trẻ con nhiều khi không hiểu chuyện, nên chúng thường có nhiều câu nói không lễ phép, không trả lời, không chào hỏi hay nhiều lúc còn cấu người lớn. Chính vì những hành động này mà chúng thường bị bố mẹ mắng và phạt. Tuy nhiên, khi chúng ta không ép buộc bé phải chào hỏi hay phải nói thế nào khi gặp ai đó thì bé lại là người cố gắng nghĩ ra câu gì đó để nói. Thế nên, đôi khi bạn không nên ép buộc, mà hãy để cho bé được nói ra những gì bé muốn.

    10. Cho bé tiếp cận với nhiều hoạt động yêu thích
    Tăng cường các loại hình vui chơi hàng ngày, bạn sẽ tìm ra được đâu là niềm say mê của bé. Các bé thường có xu hướng bộc lộ tài năng và lòng tự tin với những lĩnh vực yêu thích.
    Nếu sở thích của bé trái ngược với các bạn chơi khác thì bạn cũng cần lưu ý; chẳng hạn, bé thích vẽ trong khi nhóm chơi lại ưa chuộng trò xếp hình, bạn nên động viên bé chơi xếp hình cùng các bạn và sẽ tham gia hoạt động hội họa sau đó.
    11. Kỹ năng giải quyết vấn đề
    “Bé sẽ tự tin hơn nếu biết dàn xếp ổn thỏa mọi chuyện theo ý kiến cá nhân bé” – Myrna Sure (tác giả cuốn sách Nuôi dưỡng tinh thần bé) tiết lộ.
    Myrna cũng gợi ý rằng, cha mẹ nên hướng dẫn bé cách giải quyết thay vì ra mặt trợ giúp; chẳng hạn, bé phàn nàn với bạn vì vừa bị bạn chơi giật mất chiếc ôtô ngoài sân chơi, bạn nên hỏi bé: “Con tự nghĩ ra cách nào để lấy lại món đồ chơi này?” và chờ bé đưa đáp án.
    “Một bé trai 4 tuổi đã reo lên sung sướng ‘Con sẽ không chơi với các bạn ấy nữa. Con chỉ chơi với mẹ thôi vì mẹ không bao giờ cướp đồ chơi của con’. Dĩ nhiên, đây không phải giải pháp tối ưu dù sự thực quả là như vậy. Tốt nhất, bạn nên hướng bé đến việc giải quyết trực tiếp vấn đề như hai mẹ con sẽ sang nhà người bạn đó để xin lại chiếc ôtô” – Myrna vui vẻ kết luận.
    12. Tìm kiếm lời khuyên từ người khác
    Không ai có thể tự mình làm tốt mọi chuyện và bạn cũng nên cho bé hiểu được điều này. Nếu bé không biết quy tắc của một món đồ chơi mới, bé có thể hỏi người thân hoặc bạn bè, tuyệt đối không nên tự mình thực hành nếu bé chưa hiểu hết.
    Thỉnh thoảng, bạn nên chủ động chia sẻ sự giúp đỡ của mình với bé, như: “Con biết sử dụng chiếc tàu hỏa này chưa? Con có cần mẹ chơi cùng không?”.
    13. Tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với những người lớn tuối
    Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những bé thường giao tiếp với cô bác hàng xóm, họ hàng, người giúp việc hoặc những người lớn tuổi trên đường phố thường mạnh dạn và tự tin hơn. Không những thế, những bé này còn khá hoàn thiện trong kỹ năng giao tiếp và biết cách ứng xử lịch sự.
    14. Tưởng tượng về tương lai
    Bé cần có ước mơ trở thành những người có ích cho xã hội trong tương lai để xây dựng lòng tự tin ngay từ bây giờ. Bạn có thể hỏi xem sau này bé muốn làm nghề gì và không nên chế nhạo nếu bé ước mơ là phi công bay trên bầu trời hay trở thành cô giáo để dạy học cho cha mẹ…
    Xem Thêm…

    Cách dạy trẻ học bảng chữ cái nhanh thuộc

    21:02 |

    8 Cách dạy trẻ học bảng chữ cái nhanh thuộc giúp con bạn ngày càng thông minh hơn với những phương pháp dạy trẻ đơn giản không nhàm chán

    1. Đọc sách cho con nghe hàng ngày

    Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc. Tuy vậy, nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc truyện cho con, hãy cố gắng tạo sự tương tác, hỏi con những nội dung có trong truyện. Điều này giúp con hiểu hơn những gì con được nghe. Mặt khác, các bậc phụ huynh hãy luôn cố gắng làm gương cho con. Dù rất bận rộn đến đâu thì cũng hãy cho con thấy mình đang đọc sách mỗi ngày. Các mẹ có thể đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn hay tiểu thuyết… Trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.

    Trẻ con thường còn rất ham chơi và khó có khả năng tập trung lâu dài, mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con tập đọc. Dù dạy con theo phương pháp nào, các mẹ cũng nên chú ý yếu tố tiên quyết đó là truyền được sự hứng khởi và đam mê cho con. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ mà tôi luôn tâm niệm.

    2. Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn khi dạy bảng chữ cái cho trẻ

    Trẻ học chữ ban đầu không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đó là điều hiển nhiên. Khi con phát âm sai, đừng la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại cho đến khi chính xác. Những hình phạt này vô hình sẽ làm giảm hứng thú học tập của con. Các mẹ hãy coi đây chỉ như một bước tiến xa hơn trong quá trình tập đọc, không phải là mục địch cuối cùng. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình.

    3. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước

    Hẳn các mẹ đều nhận thấy sách giáo khoa luôn luôn dạy chữ viết hoa trước chữ viết thường? Tuy nhiên theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Do vậy, hãy cho con làm quen với bảng chữ cái ở dạng viết thường trước. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.

    4. Thực hiện nguyên tắc “Mưa dầm thấm lâu”

    Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, hướng dẫn bé quan sát và nêu câu hỏi.
    Mẹ hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé. Ví dụ cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, dạy bé hát vè và đồng dao, xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ.
    Điều này cũng đơn giản như bé bình thường học nói. Đến khoảng 2, 3 tuổi là bé đã có thể nói được.

    5. Vừa học, vừa chơi, vừa cười

    Bố mẹ dạy bé chữ qua các trò chơi, có dụng ý. Nhưng đối với bé là dạy một cách vô thức. Học mà chơi, chơi mà học. Không nên định ra chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, hoạt bát trong việc học.
    Mỗi lần, bố mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây. Nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy, bé mới giữ được hứng thú học lâu dài, sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ, không cần người lớn ép học đó mới là phương pháp giáo dục sớm.
    Người lớn trong gia đình thường xuyên đọc chữ, đọc sách trước mặt bé để kích thích sự tò mò của bé. Bố mẹ cũng luôn nhớ động viên, khích lệ bé, dù bé có học được nhiều hay không. Không nên so sánh giữa bé này và bé khác trong cùng gia đình. Nên để bé được tự do học hỏi, tìm hiểu, thậm chí là nghịch các đồ vật, sách vở của bố mẹ.
    Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của bố mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay. Bởi “quá nóng vội sẽ hỏng việc”.

    6. Hình thành thói quen học tập cho trẻ

    Điều quan trọng nhất, bố mẹ hình thành cho bé một thói quen học tập. Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì, tập trung học…
    Những bé hiếu động, bộp chộp, đứng ngồi không yên, cười đùa gây rối, ném sách ném vở, không kiên trì… thì việc học cũng khó thành công.
    Nhưng bố mẹ phải tạo cho thói quen học của bé có sự sinh động thú vị, đồng thời phải nghiêm túc.

    7. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động

    Đó là sử dụng những tấm card nhỏ in hình chữ cái kèm hình ảnh hoặc chỉ cho con những chữ cái xuất hiện trong môi trường xung quanh như các biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo, nhãn hiệu thực phẩm, quần áo, tạp chí…. Trẻ sẽ bị thu hút và vô cùng thích thú với những màu sắc và tranh ảnh.
    dạy bảng chữ cái cho trẻ

    Khi dạy trẻ bảng chữ cái, hãy kết hợp với những hình khối và màu sắc đa dạng để kích thích sự tò mò của trẻ. Ảnh minh họa

    8. Hãy để con đọc và viết cùng một lúc

    Trẻ nhỏ sẽ biết đọc nhanh hơn nếu cùng tập đọc và viết một lúc. Khi cho con đọc sách, hãy luôn khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra. Điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết chẳng khác nào “học đi đôi với hành”.
    Xem Thêm…

    Danh Mục

    1 người (11) 2 người (2) Angry Birds (3) ảnh đẹp hoa hồng (1) anh hùng (8) Âm nhạc (1) Baby Games (1) bác sĩ (1) bán (1) bạn gái (27) Bạo lực (1) Bảo vệ căn cứ (3) Bathing Games (1) Bay lượn (2) Bắn cung (1) bắn gà (1) bắn máy bay (3) bắn nhau (27) bắn súng (80) beats pill (1) beats pro (1) beats studio (1) beats tour (1) ben 10 (1) bida (1) biểu diễn (10) bói toán (1) bóng đá (7) cảnh sát (1) Cartoon Games (1) Champions (1) chạy đua (2) Chạy nhảy (2) Chăm sóc bé từ 0 - 12 tháng (3) chiến đấu (10) Chiến thuật (22) chiến tranh (1) Chơi Mà Học (2) Chuẩn bị mang thai (2) con gái (22) Công nghệ (2) Dàn Trận (3) Dạy con (4) diệt mối (1) Dress Up Games (1) đánh nhau (5) Đào tẩu (2) Đặt bom (1) Đấu kiếm (2) địa hình (4) Đoán Từ (1) đối kháng (7) Đua Xe (43) Flash (12) Friv (1) Frozen Games (1) Game (12) game 2 người chơi (3) Game 7k7k (2) Game âm nhạc (2) Game bay lượn (2) Game bắn gà (1) Game Bắn súng (3) Game chơi nhiều (25) game đua xe (10) Game flash (2) Game hành động (5) Game hay (23) Game hoạt hình (39) Game Kinh điển (2) Game lái xe (1) Game máy bay (1) Game một người chơi (1) Game Noel (12) Game online (1) Game Pikachu (1) Game pokemon (1) Game thời trang (3) game thử tài (1) Game trí tuệ (5) game vui (40) Game vượt chướng ngại vật (1) game xe tăng (19) game y8 (26) game-pikachu (1) Gấu (1) Hai người chơi (1) hành động (139) hoa hồng (1) Hoa Quả (1) hoạt hình (7) kinh dị (13) Lái xe (5) làm mẹ (2) Lần đầu làm mẹ (3) Mang thai / Bà bầu (5) mạo hiểm (31) Mario (6) máy bay (5) Mô phỏng (1) Một người chơi (15) Nâng ngực (1) nâng ngực nội soi (1) nấu ăn (11) nguy hiểm (23) Người mẫu nhí (1) Nhập vai (2) Nhập Vai (2) Ninja (12) nông trại (3) nuoi-day-tre (2) Nuôi dạy bé 1 tuổi trở lên (7) Nuôi dạy trẻ từ 5 - 13 tuổi (6) Ô tô (2) Phiêu lưu (14) Phòng Thủ (1) Princess Games (1) Quản lí (3) Quảng bá (1) quyền anh (1) sau-khi-sinh (5) Shoot 'Em Up (1) siêu nhân (5) Thám hiểm (4) Thần tiên (2) thể thao (12) Thiếu Nhi (3) thời trang (24) Thủ thành (4) thủ thuật game (1) Thức ăn (1) Thực đơn dinh dưỡng cho bé (1) tình yêu (1) Tô màu (42) Trẻ em (15) Trí Tuệ (22) truốn thoát (1) truy bắt (2) Truyện Ma (4) Văn phòng (3) vui nhộn (32) Vượt chướng ngại vật (1) Xe tăng (13) Xếp Hình (2) Y8 (2) zombie (6)

    Viêm đại tràng

    1234

    Danh Sách